Hành chính Chính phủ Nhật Bản

Nhánh hành chính do Thủ tướng lãnh đạo, là thủ não Nội các do Quốc hội[5] cơ quan lập pháp chỉ định. Nội các gồm các Đại thần mà Thủ tướng có thể bổ nhiệm hay cách chức mọi lúc.[4] Tuy Nội các định rõ ràng làm nguồn gốc quyền hành chính, thật tế thì chủ yếu do Thủ tướng hành sử. Nội các phụ trách việc hành sử quyền hành trước Quốc hội, nếu mất tín nhiệm và sự ủng hộ giữ chức của Quốc hội thì có thể bị giải tán toàn bộ bằng nghị quyết bất tín nhiệm.[34]

Nội các tổng lý đại thần

Huy hiệu Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng (内閣総理大臣) do Quốc hội chỉ định, có nhiệm kỳ bốn năm hoặc ít hơn, số nhiệm kỳ không bị giới hạn. Thủ tướng lãnh đạo Nội các, "chỉ huy giám đốc" nhánh hành chính và là thủ não chính phủ cùng tổng tư lệnh Tự vệ đội.[35] Thủ tướng có quyền đệ trình dự luật lên Quốc hội, ký kết luật, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và giải tán tùy ý Chúng nghị viện.[36] Ông hay bà chủ trì Nội các và bổ nhiệm hoặc cách chức các Đại thần khác.[4]

Mỗi viện Quốc hội chỉ định Thủ tướng bằng việc bỏ phiếu theo lối hai vòng, theo Hiến pháp nếu hai viện không đồng ý về ứng viên chung thì một ủy ban lưỡng viện có thể thành lập để quyết định vấn đề, cụ thể trong thời gian 10 ngày, không tính ngưng họp.[37] Tuy nhiên, nếu hai viện vẫn bất đồng quan điểm, quyết định của Chúng nghị viện xem như của Quốc hội.[37] Khi được chỉ định, Thủ tướng nhận thư ủy thác và được Thiên hoàng chính thức bổ nhiệm.[6]

Là ứng viên do Quốc hội chỉ định thì phải báo cáo cho Quốc hội khi yêu cầu,[38] Thủ tướng cũng phải là thường dân và thành viên của một trong hai viện.[39]

SốTên (romaji)Tên (kanji)Giới tínhNhậm chứcRời chứcNhiệm kỳTheo học
1Koizumi Junichirō小泉 純一郎Nam26 tháng 4 năm 200126 tháng 9 năm 20065 nămĐại học Keio

Học viện đại học Luân Đôn

2Abe Shinzō安倍 晋三26 tháng 9 năm 200626 tháng 9 năm 20071 nămĐại học Seikei
3Fukuda Yasuo福田 康夫26 tháng 9 năm 200724 tháng 9 năm 2008Đại học Waseda
4Asō Tarō麻生 太郎24 tháng 9 năm 200816 tháng 9 năm 2009Đại học Học Tập Viện[40]
5Hatoyama Yukio鳩山 由紀夫16 tháng 9 năm 20092 tháng 6 năm 2010Đại học Tōkyō

Đại học Stanford

6Kan Naoto菅 直人8 tháng 6 năm 20102 tháng 9 năm 2011Đại học Công nghệ Tokyo
7Noda Yoshihiko野田 佳彦2 tháng 9 năm 201126 tháng 12 năm 2012Đại học Waseda
8Abe Shinzō安倍 晋三26 tháng 12 năm 2012Đương nhiệm-Đại học Seikei

※ Đến 14 tháng 10 năm 2018

Nội các

Tòa Phủ Nội cácTòa chính phủ trung ương thứ hai

Nội các (内閣) bao gồm các Bộ trưởng và Thủ tướng, Bộ trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm, theo Luật Nội các thì số lượng thành viên, ngoại trừ Thủ tướng, phải bằng hoặc ít hơn 14, nhưng có thể tăng lên 19 nếu có nhu cầu đặc biệt.[41][42] Điều 68 Hiến pháp quy định rằng mọi thành viên Nội các đều phải là thường dân và đa số phải chọn từ các thành viên mỗi viện Quốc hội.[43] Ngôn ngữ chính xác cho phép Thủ tướng bổ nhiệm thành viên Quốc hội không đắc tuyển.[44] Nội các phải từ chức tập thể trong khi tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Thủ tướng mới bổ nhiệm khi có sự kiện sau:

  1. Chúng nghị viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm hoặc từ chối nghị quyết tín nhiệm, trừ phi bị giải tán trong mười ngày tiếp theo.
  2. Khi chức vị Thủ tướng khuyết hoặc khi Quốc hội triệu tập lần đầu tiên sau cuộc bầu cử Chúng nghị viện.

Lấy tính chính đáng từ Quốc hội là cơ quan phải phụ trách trước, Nội các hành sử quyền hành theo hai cách, nhưng trong thật tế thì hầu hết do Thủ tướng nắm giữ, trong khi các quyền còn lại Thiên hoàng hành sử trên danh nghĩa.[3]

Điều 73 Hiến pháp giao các nhiệm vụ sau cho Nội các, ngoài việc hành chính:

  1. Thành thật thi hành pháp luật, tổng lý quốc vụ.
  2. Xử lý quan hệ ngoại giao
  3. Đế kết hiệp ước, nhưng sẽ xin sự đồng ý trước, hoặc tùy theo tình hình, sự đồng ý sau của Quốc hội.
  4. Chưởng lý công chức theo tiêu chuẩn luật định
  5. Chuẩn bị ngân sách và nộp Quốc hội
  6. Chế định chính lệnh để thi hành điều khoản Hiến pháp và pháp luật, nhưng không thể có hình khoản trừ phi luật cho phép
  7. Quyết định đại xá, đặc xá, giảm hình, hoãn hình và phục quyền

Theo Hiến pháp, mọi luật và chính lệnh phải có Bộ trưởng có thẩm quyền ký cùng Thủ tướng phó thự trước khi Thiên hoàng chính thức ban hành. Thành viên Nội các không thể bị khởi tố mà Thủ tướng không cho phép, nhưng quyền khởi tố không bị hạn chế.[45]

Chức vụTại chức
Thủ tướngAbe Shinzō
Phó Thủ tướng

Đại thần Tài vụ

Đại thần đảm đương Sảnh Tài chính

Đại thần đảm đương Khắc phục giảm phát

Asō Tarō
Đại thần Tổng vụ

Đại thần đảm đương An sinh xã hội và Hệ thống số thuế

Ishida Masatoshi
Đại thần Pháp vụYamashita Takashi
Đại thần Ngoại vụKono Taro
Đại thần Khoa học Văn bộ

Đại thần đảm đương Tái thiết giáo dục

Shibayama Masahiko
Đại thần Lao động Hậu sinh

Đại thần đảm đương Cải cách lao động khuynh

Nemoto Takumi
Đại thần Thủy sản Nông LâmYoshikawa Takamori
Đại thần Sản nghiệp Kinh tế

Đại thần đảm đương Lực cạnh tranh sản nghiệp

Đại thần đảm đương Hợp tác kinh tế với Nga

Đại thần đảm đương đáp ứng Hậu quả kinh tế của Thảm họa hạt nhân ở Fukushima

Đại thần đảm đương Bồi thường Thiệt hại hạt nhân và Công ty Xúc tiến thối dịch

Sekō Hiroshige
Đại thần Giao thông Quốc thổ

Đại thần đảm đương Chính sách tuần hoàn nước

Ishii Keiichi
Đại thần Hoàn cảnh

Đại thần đảm đương Chuẩn bị khẩn cấp hạt nhân

Harada Yoshiaki
Đại thần Phòng vệIwaya Takeshi
Trưởng quan quan phòng Nội các

Đại thần đảm đương giảm thiểu hậu quả Lực lượng Mỹ ở Okinawa

Suga Yoshihide
Đại thần Phục hưng

Đại thần đảm đương phối hợp chính sách toàn diện để phục hồi từ thảm họa hạt nhân ở Fukushima

Watanabe Hiromichi
Chủ tịch Ủy ban Công an quốc gia

Đại thần đảm đương Kiến dựng đàn tính quốc gia

Đại thần đảm đương Quản lý thảm hoạ

Yamamoto Junzo
Đại thần đảm đương Khuyến khích tham dự động thái của mọi Công dân

Đại thần đảm đương Cải cách hành chính

Đại thần đảm đương Cải cách công chức

Đại thần đảm đương Vấn đề lãnh thổ

Đại thần đảm đương công việc Okinawa và Lãnh thổ phương Bắc

Đại thần đảm đương An toàn thực phẩm và Người tiêu phí

Đại thần đảm đương Số liệu sinh suất giảm

Đại thần đảm đương Hải sách

Miyakoshi Mitsuhiro
Đại thần đảm đương Chính sách công nghệ thông tin

Đại thần đảm đương Sách lược Cool Japan

Đại thần đảm đương Sách lược sản quyền tri thức

Đại thần đảm đương Chính sách khoa học công nghệ

Đại thần đảm đương Không sách

Hirai Takuya
Đại thần đảm đương Chính sách kinh tế tài chính

Đại thần đảm đương Cải cách An sinh xã hội

Đại thần đảm đương Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương và Đàm phán thương mại Nhật-Mỹ

Motegi Toshimitsu
Đại thần đảm đương Chấn hưng địa phương

Đại thần đảm đương Cải cách giám quản

Đại thần đảm đương Bình đẳng giới tính

Đại thần đảm đương Thụ quyền phụ nữ

Katayama Satsuki
Đại thần đảm đương Thế vận hội mùa hè năm 2020 ở TokyoTàn vận hộiSakurada Yoshitaka

※ Đến 14 tháng 10 năm 2018[46][47]

Cơ quan hành chính

Tòa Sảnh văn hóaChính trị theo Hiến pháp Nhật Bản

Cơ quan hành chính (行政機関) bao gồm 11 Tỉnh cùng Phủ nội các, mỗi tỉnh Đại thần lãnh đạo, do Thủ tướng bổ nhiệm từ các thành viên Quốc hội, chủ yếu là nhà lập pháp cao cấp. Phủ nội các do Thủ tướng chính thức lãnh đạo, là cơ quan quản lý công việc thường ngày của Nội các. Tỉnh là phần quan trọng nhất của việc hành sử quyền hành chính; vì ít Đại thần có nhiệm kỳ hơn một năm để nắm giữ cơ quan, hầu hết quyền hành thuộc về giới quan liêu cao cấp.[48]

  • Phủ Nội các
    • Ủy ban Công an quốc gia
      • Sảnh Cảnh sát
    • Sảnh Người tiêu phí
    • Sảnh Tài chính
    • Ủy ban Thủ dẫn công chính
    • Ủy ban An toàn thực phẩm
    • Ủy ban Bảo hộ tình báo cá nhân
    • Sảnh Cung nội

※Quản lý Hoàng thất Nhật.

※Thúc đẩy nghệ thuật và văn hóa, quản lý bản quyền và kinh phí của sự kiện văn hóa về âm nhạc, nhạc kịch, nhảy múa, hội họa, triển lãm, làm phim và cải thiện tiếng Nhật.

※Thi hành pháp luật về chuyên lợi, tân hình thật dụng, thiết kế và thương tiêu.

※ Đến 14 tháng 10 năm 2018[49][50]

Viện kiểm tra hội kế (会計検査院) là cơ quan chính phủ độc nhất, có nhiệm vụ xem xét chi tiêu chính phủ và nộp báo cáo hằng năm cho Quốc hội. Điều 90 Hiến pháp cùng Luật viện kiểm tra hội kế năm 1947 cho Viện Kiểm kế được độc lập đáng kể với Quốc hội và Nội các.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính phủ Nhật Bản http://global.britannica.com/EBchecked/topic/30109... http://www.economist.com/node/21557788 http://www.colorado.edu/cas/tea/becoming-modern/3-... http://scholarship.law.duke.edu/cgi/viewcontent.cg... http://core.ecu.edu/hist/tuckerjo/occupation.htm http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ri05/ri05_01... http://ronbun.apa.co.jp/images/pdf/2009jyusyou_sai... http://www.japantimes.co.jp/cabinet-profiles/